Mô hình ERP được ứng dụng tại Việt Nam từ những năm 2000 đã giúp nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển của mình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa biết đến sự ưu việt, lợi ích của mô hình này, dẫn đến bỏ lỡ một công cụ “vàng” để phát triển. Vậy Mô hình ERP là gì? Phân biệt 2 mô hình ERP phổ biến nhất hiện nay như thế nào ? Mời các bạn độc giả theo dõi bài viết dưới đây của SIA nhé !
Mô hình ERP là gì?
Mô hình ERP viết tắt của Enterprise Resource Planning là một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tích hợp nhiều module chức năng để vận hành cho một doanh nghiệp, phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhân sự, tài chính-kế toán,…Từ đó sẽ giúp các nhà quản trị có thể lên kế hoạch, quản lý với các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất, kết nối thông tin giữa các phòng ban trong công ty để tạo nên một hệ thống chặt chẽ, thống nhất.
Mô hình ERP phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp từ nhỏ, vừa đến lớn trong các lĩnh vực khác nhau như: xây dựng, tài chính, kế toán, giao thông vận tải, hàng không,…
Lịch sử của mô hình ERP
Sự ra đời và phát triển của mô hình ERP phụ thuộc vào hai yếu tố chính: Nền tảng công nghệ và nhu cầu quản lý. Hai yếu tố trên tồn tại song song và thúc đẩy lẫn nhau cùng quyết định đến thời điểm ERP ra đời.
ERP là một thuật ngữ mới được nhắc đến kể từ năm 1990 khi tập đoàn Gartner của Mỹ cải tiến phần mềm dành riêng cho sản xuất MRP( Manufacturing Resources Planning). Và từ đó thế hệ ERP thứ nhất ra đời và đã trở thành xu hướng của các doanh nghiệp cho đến thời điểm hiện tại.
Từ những năm 2000, sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng web 2.0 đã thúc đẩy sự ra đời của những ứng dụng chạy trên nền tảng web. Lúc này, thế hệ ERP thứ 2 đã ra đời có thể chạy trên cả Desktop và web.
Từ năm 2010, thế hệ ERP thứ 3 ra đời dựa trên sự bùng nổ của thương mại điện tử và công nghệ. ERP 3 phát triển dựa trên công nghệ mới như Cloud, Big Data, AI,… để có thể giải quyết các nhu cầu mới của doanh nghiệp như: tự động hóa, tối ưu hóa chi phí sản xuất, dữ liệu lớn, kết nối không giới hạn,…
Tại Việt Nam, khoảng 7 năm trở lại đây mới bắt đầu xuất hiện những sản phẩm ERP thuần việt mà đa số là nâng cấp từ kế toán hoặc bán hàng. Tuy vẫn còn hạn chế nhiều về giao diện, công nghệ, trải nghiệm người dùng,..nhưng bước đầu đã đáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Phân biệt 2 mô hình ERP thông dụng nhất hiện nay
Hiện nay, có hai mô hình ERP được sử dụng phổ biến đó là On Premise ERP( ERP triển khai trực tiếp trên phần cứng tại doanh nghiệp) và On Cloud ERP(ERP triển khai dựa trên nền tảng đám mây).
Mô hình On Premise ERP
Đây là một mô hình phần mềm ERP “in-house” thông qua bộ phận IT và được đặt trực tiếp tại văn phòng thực của doanh nghiệp hoặc những đơn vị cung cấp dịch vụ vẫn hành server. Một số đặc điểm nổi bật của On Premise ERP là:
- Các nhà quản trị có toàn quyền kiểm soát dữ liệu, cấu hình, phần cứng hay thậm chí là nâng cấp hệ thống.
- Doanh nghiệp có thể tự ý truy xuất dữ liệu mà không cần phụ thuộc vào mạng internet hoặc các yếu tố khách quan bên ngoài.
- Tính bảo mật của hệ thống tương đối cao, có thể điều chỉnh hệ thống linh hoạt tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của doanh nghiệp.
Mô hình On Cloud ERP
Nếu như mô hình On Premise ERP được “in-house” thì ngược lại với nó mô hình On Premise ERP lại được hoạt động qua nền tảng đám mây trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ. Dữ liệu chỉ có thể được sử dụng khi dùng mạng Internet hoặc sử dụng các quy định truy cập, c lưu trữ của nhà sản xuất được kiểm soát hoàn toàn thông qua bên phân phối. Song song với đó, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ hỗ trợ việc bảo mật dữ liệu cho doanh nghiệp.
Mặc dù khi nhắc đến phức tạp như vậy nhưng “On Cloud” lại đem đến nhiều lợi ích mà chúng ta không ngờ tới được.
- Bằng việc sử dụng các giải pháp đám mây để quản lý và tối ưu hóa nguồn lực sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một phần chi phí rất lớn.
- Doanh nghiệp không cần cơ sở hạ tầng cứng cũng có thể sử dụng mô hình này.
Lời kết
Mô hình ERP có thể xem như chìa khóa quan trọng để tích hợp các chức năng kinh doanh quan trọng của một tổ chức, doanh nghiệp. Trên đây là tất cả những thông cơ bản về mô hình ERP mà các bạn nên nắm rõ trước khi quyết định sử dụng loại mô hình nào cho doanh nghiệp của mình. Mỗi mô hình đều có ưu nhược điểm khác nhau dựa vào việc phân tích tiềm lực doanh nghiệp cũng như đặc điểm mô hình để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất. Theo dõi website sia.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nhé !