Có thể nói nguồn lực là cốt lõi của mỗi doanh nghiệp, quản trị nguồn lực hiệu quả là một lợi thế giúp doanh nghiệp có bước tiến vượt bậc trong quá trình kinh doanh của mình. Vậy ERP consultant là gì? Trong quá trình triển khai mô hình ERP có nhất thiết cần đến ERP consultant? Các kỹ năng ERP consultant cần có như thế nào. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Sia.vn để trả lời những câu hỏi trên nhé.
ERP consultant là gì?
ERP là gì?
Thuật ngữ ERP viết tắt là Enterprise Resource Planning là một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tích hợp nhiều module chức năng để vận hành cho một doanh nghiệp, phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhân sự, tài chính-kế toán,…Cụ thể:
- Enterprise: Doanh nghiệp
- Resource: Tài nguyên
- Planning: Hoạch định
ERP phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp từ nhỏ, vừa đến lớn trong các lĩnh vực khác nhau như: xây dựng, tài chính, kế toán, giao thông vận tải, hàng không. Bạn có thể tưởng tượng ERP là một dự án khổng lồ, đa dạng về các chức năng như con người, tài chính, sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng,…
Từ đó sẽ giúp các nhà quản trị có thể lên kế hoạch, quản lý với các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất, kết nối thông tin giữa các phòng ban trong công ty để tạo nên một hệ thống chặt chẽ, thống nhất.
ERP consultant là gì?
ERP consultant hay tư vấn triển khai ERP là một người hoặc nhóm người chịu trách nhiệm tư vấn triển khai giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng hệ thống ERP. Nếu như hệ thống ERP là công cụ để tối ưu nguồn lực cho doanh nghiệp thì ERP consultant là người giúp công cụ ấy phát huy tối đa tác dụng của nó.
Trong suốt quá trình triển khai ERP consultant gần như sẽ phải trao đổi, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng từ việc tư vấn triển khai mô hình đến việc chăm sóc khách hàng. Bởi vậy, ngay từ đầu người tư vấn triển khai ERP sẽ phải đảm nhận đồng thời nhiều trọng trách. Họ là nhân tố chính quyết định sự thành bại của toàn bộ dự án.
Hiện nay tại Việt Nam công việc này vẫn còn khá mới mẻ, ERP consultant được coi như một nghề cao cấp do yêu cầu trong công việc đòi hỏi cao và khắt khe. Từ kiến thức, nghiệp vụ đến phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Các kỹ năng cần có của một ERP Consultant
Trên thực tế, không thể phủ nhận những giá trị của mô hình ERP tạo ra là cơ sở để hình thành lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vì vậy ERP consultant đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Triển khai ERP một cách tối ưu, hiệu quả nhất là nhiệm vụ mà mỗi ERP consultant cần nắm rõ. Để làm được điều đó mỗi người tư vấn triển khai cần chủ động trang bị cho mình một số kỹ năng và kiến thức cơ bản dưới đây:
Kiến thức chuyên môn về triển khai và tư vấn ERP
Người xưa từng nói “ Gốc có vững, thì cây mới bền ” sẽ chẳng ai dám thuê một ERP consultant khi những kiến thức, nội dung cơ bản về ERP cũng không nắm rõ. Do đó, việc đầu tiên bạn cần quan tâm khi muốn bước chân vào nghề này đó chính là những kiến thức cơ bản về ERP bao gồm các công cụ dùng để phát triển ERP hiện nay: SAP S/4HANA, Odoom Intuit,…và một số nhà cung cấp như: Bravo, Diginet, Magenest,… Nắm rõ được hai điều trên sẽ giúp bạn thuận lợi tìm kiếm đơn vị cung cấp ERP phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Kỹ năng coding
Kỹ năng thức hai cần thiết cho một ERP consultant là coding, bạn nên chủ động trau dồi kiến thức liên quan đến PL/SQL, ABAP, Oracle Forms, Big Data, Quản trị cơ sở dữ liệu,…
Hiểu biết sâu rộng nhiều domain khác nhau
Quản trị tài chính, kế toán, kiểm toán, chuỗi cung ứng, nhân sự, quản trị mối quan hệ khách hàng,… sẽ là một điểm cộng để bạn có thể thích ứng được với nhiều chức năng được tích hợp trên hệ thống ERP.
Kỹ năng giao tiếp
Chúng ta đều biết rằng việc truyền thông trong mô hình ERP là vô cùng quan trọng. Nếu có kỹ năng giao tiếp tốt bạn có thể dễ dàng liên kết các thành viên trong dự án với nhau, các thông điệp đưa ra gọn gàng, dễ hiểu tạo điều kiện cho việc triển khai mô hình ERP diễn ra một cách chỉn chu, nhanh chóng nhất.
Ngoại ngữ sẽ là một lợi thế nếu khách hàng của bạn là người nước ngoài, những cơ hội mới sẽ mở ra nhiều hơn nếu bạn biết nhiều hơn một thứ tiếng.
Kỹ năng đưa ra quyết định
Khi tiến hành một dự án không thể tránh khỏi việc một số thành phần, chức năng có sự thay đổi so với dự kiến ban đầu. Đó chính là lúc bạn phải đưa ra quyết định chấp nhận sự thay đổi đó hay bắt buộc phải tiến hành theo đúng theo dự kiến ban đầu.
Lời kết
Qua bài viết trên ta có thể thấy được để có thể trở thành một ERP consultant chuyên nghiệp những cần có sự hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn sâu rộng mà còn phải phát triển những kỹ năng mềm khác nữa. Điều này cũng phần nào lí giải tại sao mức lương của ngành ERP consultant thường khá cao so với các ngành khác. Mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ qua bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc trở thành một ERP consultant thực thụ.